Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc sinh tai nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc sinh tai nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Nhật bản kỳ vọng thu hút du học sinh Việt Nam

du học sinh nhật bản, du hoc sinh nhat ban, du học sinh, du học sinh nhật, du học sinh ở nhật, du hoc sinh o nhat, du học sinh o nhat ban, du học sinh o nhat ban, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, kỳ vọng du học sinh, ky vong du hoc sinh, du học sinh đi nhật bản, du hoc sinh di nhat ban, du hoc sinh di nhat, du hoc sinh
du học sinh ở nhậtĐể đạt được mục tiêu 300,000 du học sinh vào năm 2020, còn nhiều vấn đề không dễ giải quyết như nhà ở, học bổng, nhập cảnh v.v… nhưng nhiều trường đại học đang đặt hi vọng lớn vào số du học sinh Việt Nam ngày càng tăng. Số lượng du học sinh Việt Nam trên toàn lãnh thổ Nhật bản lên đến hàng chục ngàn người, vì vậy Nhật bản đã đặt kỳ vọng vào du học sinh Việt Nam cho những kỳ nhập học tiếp theo.
Theo thống kê của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản vào 5/2007 có 118,498 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản. Trong đó, số lượng du học sinh quốc phí là 12,201 người, du học sinh tư phí là 106,297 người. Trong số đó, số lượng du học sinh Việt Nam đã lên đến con số là 2.582 người và là nước đứng thứ 4 trong 10 nước có số lượng du học sinh nhiều nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, du học sinh Việt Nam đã trở thành đề tài chính tại Nhật mỗi khi nhắc đến du học sinh các nước ASEAN.

Đây là bằng chứng cho mối quan hệ hữu hảo đang ngày càng phát triển giữa Nhật Bản và Việt Nam, có thể nói trong thời gian gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản đã củng cố mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Thêm vào đó, trong tính cách của người Nhật Bản và người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như tinh thần cần cù trong học tập – lao động và khả năng thích ứng nhanh chóng. Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, và ngày càng có nhiều người Nhật mang tình cảm gắn bó với Việt Nam.

Hiện nay, tỉ lệ sinh tại Nhật Bản giảm nhanh chóng và kết quả là dân số ở độ tuổi 18 – độ tuổi vào đại học đang giảm với tốc độ chóng mặt, chỉ còn lại khoảng 1,240,000 người (năm 2008). Nếu so sánh với thời kì đỉnh cao trong 20 năm qua (năm 1992 với 2,060,000 người) thì con số này chỉ đạt 60%, và trong thời gian tới, nó sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 1,200,000 người. Trong tổng số 700 trường đại học của Nhật Bản bao gồm đại học quốc lập, công lập và tư lập, hiện nay, có 1/3 số trường không tuyển đủ sinh viên, và nhiều trường trong số đó phải nhờ vào du học sinh để lấp khoảng trống này.
du học tại nhật
Đây không chỉ là vấn đề của các trường đại học mà nó còn ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động của Nhật. Chính phủ Nhật dưới thời Thủ tướng Fukuda đã thông qua kế hoạch “300,000 du học sinh cho đến năm 2020” và hiện nay đã bắt tay vào thực hiện..

Có thể là trong quá khứ, Nhật Bản đã gặp một vài vấn đề trong việc hỗ trợ du học sinh, việc nhiều du học sinh sau khi học tập tại Nhật Bản và trở về quê nhà còn yêu thích và quan tâm đến nước Nhật hay không đã từng là một câu hỏi lớn.

Nhưng gần đây, tình hình này đã có những biến đổi rõ rệt. Chính phủ Nhật đang nỗ lực để các du học sinh đến Nhật học tập đều có được những kỉ niệm đẹp, sau khi trở về quê nhà vẫn quan tâm, yêu thích nước Nhật và sẽ trở thành cầu nối giữa hai quốc gia.

Để tìm hiểu về thông tin du học và làm việc tại Nhật bản, hãy liên hệ với chúng tôi cung cấp cho bạn!
du hoc sinh di nhat ban, du hoc sinh di nhat, du hoc sinh, du hoc sinh nhat, du học sinh nhật bản, du hoc sinh nhat ban, du học sinh, du học sinh nhật, du học sinh ở nhật, du hoc sinh o nhat, du học sinh o nhat ban, du học sinh o nhat ban, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, kỳ vọng du học sinh,

Du học sinh Việt Nam đi du học Nhật bản tăng


du học sinh đi du học nhật bản, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh việt nam, du hoc sinh viet nam, du hoc sinh viet nam tai nhat, du học sinh việt nam tại Nhật, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh việt nam tại nhật bản, du hoc sinh viet nam tai nhat ban, du học sinh đi du học nhật bản, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh việt nam, du hoc sinh viet nam
Nhật bản tăng cường tuyển sinh du học tại Việt Nam
du hoc sinhDu học: Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang đưa ra nhiều chính sách thu hút du học sinh các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đến học tập. Với chính sách này, Nhật đã gia tăng đáng kể lực lượng lao động trẻ, có tay nghề, trình độ phục vụ cho đất nước mình. Bởi lẽ, phần lớn những du học sinh sang Nhật học đều tham gia làm thêm từ công việc tay chân đến công việc văn phòng. Ngoài ra sau khi tốt nghiệp, họ đều mong muốn ở lại để tiếp tục làm việc, trau dồi kỹ năng thực tế tại các công ty Nhật Bản.
Tính đến tháng 5.2012, số du học sinh được tiếp nhận vào Nhật Bản là 137.756 người. Số lượng đã sụt giảm do đợt sóng thần lớn tại miền đông Nhật Bản năm 2011. Vì vậy, Nhật Bản đang tích cực thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và thu hút thêm du học sinh từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nhật Bản đặt ra mục tiêu thu hút 300.000 du học sinh từ các nước đến Nhật Bản. Đây là đề xuất được nguyên Thủ tướng Fukuda đưa ra từ năm 2008 và chỉ đạo thực hiện theo mục tiêu vào năm 2020. Để thực hiện được điều này, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan của chính phủ. Cụ thể, quy định quản lý nhập cư đã được nới lỏng, đơn giản đi rất nhiều; hoặc áp dụng “chế độ tính điểm”: về bằng cấp, thành tích làm việc, nghiên cứu… nếu lao động người nước ngoài có năng lực chuyên môn cao vượt trên các tiêu chuẩn đặt ra sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như kéo dài thời hạn lưu trú… Điều này sẽ giúp cho nước Nhật thu hút được lực lượng lao động có tay nghề, đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn và phong cách Nhật dồi dào. Hiện tại, các trường học, cơ quan giáo dục của Nhật đang ráo riết xúc tiến các chương trình du học Nhật Bản tự túc, học bổng bán phần, học bổng toàn phần tới các quốc gia.
Trong vòng 10 năm (2002 - 2012), số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã tăng lên 4 lần, từ hơn 1.100 người lên gần 4.400 người. Chính vì vậy, từ nước có số lượng du học sinh đứng thứ 8, Việt Nam đã vượt lên đứng thứ 4 tại Nhật Bản với gần 5.000 người (chiếm 3,2% tổng số du học sinh tại Nhật). Theo thống kê, các nước và vùng lãnh thổ có lượng du học sinh đứng đầu tại Nhật Bản được xếp theo thứ tự: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nepal… Cũng theo thống kê, có 66% sinh viên Việt Nam theo học ngành khoa xã hội, các ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, công nghệ… Khoảng 77% sinh viên học ĐH hoặc cao học, còn lại học tại các trường chuyên tu (chuyên ngành), dự bị ĐH…
Hiện có 3 loại học bổng dành cho du học sinh tại Nhật: học bổng của nhà nước, học bổng khuyến học của Bộ Giáo dục - Khoa học Nhật Bản, học bổng dành cho du học sinh ngắn hạn (trong 1 năm). Tính đến năm 2012, đã có rất nhiều du học sinh Việt Nam đang học tập theo các loại học bổng này: nhà nước (8.588 người), khuyến học (13.421 người), ngắn hạn (2.888 người).
Nếu bạn quan tâm tới các chương trình du học để vừa học vừa làm thì vui lòng liên hệ tới cán bộ tư vấn để được hướng dẫn, giải đáp.
Chuẩn bị thủ tục hồ sơ đi du học Nhật bản tại đây: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/392-ho-so-du-hoc-nhat-ban.html

Số lượng du học sinh quốc tế vào Nhật Bản
Theo số liệu thống kê của các tổ chức dịch vụ sinh viên  Nhật Bản (JASSO), có đến 141,774 du học sinh nước ngoài hiện đang học tập tại Nhật Bản, đặc biệt là du học sinh đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia.
Thống kê theo bậc học:
Bậc học                                  Số lượng            Tăng/giảm
Sau Đại học                              39,097             Tăng  10.4 %
Đại học và Cao đẳng                 72,665              Tăng    8.3 %  
Các trường dạy Nghề                27,872              Giảm   0.2 %
Dự bị Đại học                            2,140               Giảm   6.7 % 
5 Quốc gia có số lượng du học sinh học tại Nhật Bản nhiều nhất.
Quốc gia                  Số lượng        Tăng/ giảm
Trung Quốc             86,173           Tăng 9.0 %
Hàn Quốc                20,202           Tăng 3.0 %
Đài Loan                 5,297             Giảm 0.7 %
Việt Nam                3,597              Tăng 12.4 %
Malaysia                2,465               Tăng 2.9 %
1. Số lượng du học sinh tại Nhật Bản phân theo Khu vực địa lý
Khu vực           Số lượng           Tỷ lệ
Châu Á            130,955           92.4 %
Châu Âu           4,390              3.1 %
Bắc Mỹ             2,706             1.9 %
Châu Phi          1,203              0.8 %
Trung và Nam Mỹ   1,035        0.7 %
Trung Cận Đông      981          0.7 %
Châu Đại Dương      504          0.4 %
Tổng Cộng          141,774       100.0 %
2. Số lượng  sinh viên quốc tế hân theo giới tính:
Giới tính        Số lượng              Tỷ lệ
Nam             71,736               50.6 %
Nữ               70,038               49.4 %
Tổng cộng    141,774             100.0 %
3. Số lượng sinh viên quốc tế phân theo chuyên ngành học
Ngành học         Số lượng            Tỷ lệ
Nhân văn           33,657               23.7 %
Xã hội học          54,668               38.6 %
Khoa học               2,006              1.4 %
Công nghệ            22,567            15.9 %
Nông nghiệp         3,100              2.2 %
Chăm sóc sức khỏe  2,920            2.1 %
Kinh tế                   2,747            1.9 %
Giáo dục                3,397            2.4 %
Nghệ thuật            4,604             3.2 %
Ngành khác           12,108           8.5 %
Tổng cộng           141,774          100.0 %
du học sinh việt nam tại Nhật, du hoc sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh việt nam tại nhật bản, du hoc sinh viet nam tai nhat ban, du học sinh đi du học nhật bản, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh việt nam, du hoc sinh viet nam, du hoc sinh viet nam tai nhat

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Chi phí sinh hoạt tại Nhật bản của du học sinh

du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, chi phi, chi phi sinh hoạt, chi phí sinh hoạt, chi phi sinh hoat tai nhat, chi phí sinh hoạt tại Nhật bản, chi phi sinh hoat tai nhat ban, chi phí du học, chi phi du hoc, chi phí du học nhật, chi phi du hoc nhat, chi phí du học nhật bản, chi phi du hoc nhat ban, du hoc sinh, du học sinh
Cẩm nang sinh hoạt tại Nhật bản.
Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên mà bạn cần phải học hỏi và khám phá. Nhật bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy mọi sinh hoạt ở đây cũng mang những nét đặt trưng của một nền kinh tế phát triển.
NHÀ TẮM VÀ NHÀ VỆ SINH
* Cách tắm
Phải chú ý cách tắm tại nhà của người khác hay nhà tắm công cộng
Trước khi vào bồn tắm nên tắm sơ qua nước nóng. Không nên kỳ cọ thân thể trong bồn tắm. Nếu muốn dùng xà bông phải bước ra phỏi bồn tắm. Không được tháo nút của bồn tắm vì không phải mỗi người sau khi tắm sẽ được thay nước.
* Nhà vệ sinh (hút hầm cầu)
Trong thành phố hầu hết là nhà vệ sinh xả nước nhưng những nơi còn là nhà vệ sinh hầm, xin liên lạc tới tòa hành chánh nhờ tớt hút.
XỬ LÝ RÁC
* Cách bỏ rác gia đình
Rác thải ra từ gia đình sẽ được tòa hành chánh thu. Cách phân loại hay cách bỏ khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi phải phân rác đốt được và rác không đốt được nhưng có nơi lại được bỏ chung. Có nơi phân rác theo loại, thùng rác khác nhau và ngày lấy cũng khác. Về cách phân loại rác nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
Bạn cần phải tuân giữ qui luật bỏ rác của địa phương.
* Cách phân loại rác lớn
Cách bỏ rác lớn như thiết bị điện (ngoại trừ máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt), dụng cụ trong nhà.v.v... khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi qui định ngày bỏ nhưng cũng có nơi báo rồi họ sẽ định ngày tới lấy. Cũng có nơi phải làm thủ tục trả tiền trước. Cách bỏ rác lớn nên hỏi tòa hành chánh.
* Về máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không dùng nữa
Máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không thể bỏ chung với rác lớn. Nếu không cần nữa Bạn nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế. Nếu không nhờ cửa hàng mang đi được xin liên lạc với tòa hành chánh .
* Về máy vi tính không dùng nữa
Máy vi tính thì xin nhờ nơi đã bán hay ngành chế tạo thu lại. Nếu những nơi này không thu hồi được thì xin liên hệ với tòa hành chánh địa phương.
* Thu hồi nguyên liệu
Có địa phương thu lại những vật có thể đưa vào sử dụng lại như báo, tạp chí, lon, chai. Vật được thu hồi lại làm nguyên liệu hay cách thu cũng khác nhau tùy theo địa phương. Cách bỏ nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG NƯỚC
* Khi muốn dùng nước máy hay muốn ngưng dùng
Trước khi muốn sử dụng nước máy hay muốn ngưng dùng, xin liên lạc với công ty nước ở gần nhà. Nếu nước không chảy, ống dẫn nước bị rỉ.v.v... cũng liên lạc tới công ty nước.
* Cách trả tiền nước
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v.. để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG GAS
* Khi dùng gas
Gas được dùng ở gia đình có 2 loại: Toshigasu = Gas thành phố và Puopangau = Ga bình. Tùy theo địa phương mà loại gas được sử dụng sẽ khác nhau. Nếu Bạn dùng dụng cụ gas không đúng với loại gas sẽ rất nguy hiểm. Nếu dùng gas không đúng cách cũng rất nguy hiểm cho nên phải lưu ý.
* Nếu phát hiện gas bị xì
Nếu phát hiện gas bị xì phải nhanh chóng khóa chốt gas và chốt đồng hồ, mở cửa sổ, không dùng lửa trong nhà. Không sờ vào công tắt hay chấu cắm điện. Khí của gas bình nặng hơn không khí nên phải dùng chổi quét ra. Nếu gas xì, bất kể ngày nghỉ hay ban đêm hãy liên lạc với công ty gas.
Nơi liên lạc khi gas xì ở tỉnh Hyogo là 0120-7-19424 (miễn phí)
* Cách trả tiền gas
Mang phiếu thanh toán được gởi tới đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v... để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN SINH HOẠT
* Khi dùng điện
Ở phía tây Nhật Bản dùng điện 100V/60Hz còn phía đông của Nhật thì dùng điện 100V/ 50Hz. Nếu dùng dụng cụ điện không thích hợp sẽ có khả năng không xài được.
Khi dùng nhiều dụng cụ điện cùng một lúc, cầu giao sẽ tự động cụp xuống gây nên sự mất điện. Nếu bị cúp điện Bạn phải tắt giảm một số dụng cụ điện rồi hãy bật cầu giao lại.
Nếu muốn đổi ampe điện mạnh hơn thì đến công ty điện lực gần nhà xin đổi nhưng tiền điện sẽ hơi cao hơn. Các tiệm điện cũng có làm dịch vụ này.
* Cách trả tiền điện
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.

THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ
* Báo cho chủ nhà biết về việc giải hợp đồng
Khi muốn trả nhà, người thuê cần phải báo cho chủ nhà biết trước từ 1 đến 2 tháng. Cách làm thủ tục có ghi ở bản hợp đồng (có trường hợp cần phải có đơn báo hủy hợp đồng).
* Nhờ công ty dọn nhà
Ở Nhật có rất nhiều công ty dọn nhà. Nên hỏi giá trước một vài nơi rồi hãy quyết định. Nếu tự dọn thì có thể thuê xe ở các công ty chuyên cho thuê xe.
* Xử lý rác lúc dọn nhà
Nếu khi dọn nhà trong một lúc thải ra nhiều rác, Bạn nên liên lạc tới tòa hành chánh địa phương nhờ đến lấy nhưng phải mất tiền. Rác lớn phải làm các thủ tục qui định rồi bỏ vào ngày và nơi chỉ định. Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt và máy vi tính không được bỏ vào ngày bỏ rác lớn mà phải nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng Bạn phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế.
* Thủ tục trước khi dọn nhà
(1) Ðiện, gas, nước máy
Báo cho họ biết địa chỉ hiện tại, địa chỉ mới, tên họ, số điện thoại và ngày dọn nhà. Nếu chuẩn bị sẳn phiếu báo (điện, gas, nước) hoặc biên lai thì sẽ tiện hơn.
(2) Ðiện thoại
Báo cho NTT biết ngày dọn và địa chỉ mới (số điện thoại 116). Nếu còn hợp đồng với các công ty điện thoại khác cũng phải báo. Nếu được, ngày dọn nhà nên để điện thoại vẫn còn trong tình trạng dùng được rồi hôm sau hãycắt.
(3) Bưu chính
Nếu làm thủ tục trong vòng 1 năm, bưu phẩm của Bạn sẽ được chuyển đến địa chỉ mới. Có 2 cách làm thủ tục. 
Cách thứ 1: Ðến bưu điện lấy Tenkyo todoke = Ðơn báo di chuyển điền những điều cần thiết vào.
Cách thứ 2 là dùng bưu thiếp ghi:
1. Ngày báo
2. Ðịa chỉ cũ và mới
3. Họ tên (chủ nhà, gia đình)
4. Ngày bắt đầu muốn chuyển bưu chính
5. Ðóng con dấu của người báo vào
6. Di chuyển cả nhà hay chỉ di chuyển một vài người
rồi đưa ra hay gởi tới bưu điện.
(4) Cơ quan tài chính
Báo cho họ việc đổi địa chỉ. Thủ tục này cũng có thể gởi bằng đường bưu điện cho nên xin hỏi lại cơ quan tài
chánh liên hệ.
(5) Bảo hiểm y tế quốc dân = Kokumin Kenko Hoken
Người gia nhập phải mang sổ bảo hiểm y tế quốc dân đến trả ở tòa Thị chính
(6) Thủ tục chuyển trường (tiểu học và trung học)
Báo cho trường đang đi học biết ngày dọn nhà.v.v...
VN02-02
* Các thủ tục sau khi dọn nhà
(1) Ðăng ký lại địa chỉ trên Thẻ cư trú
Phải làm thủ tục đổi địa chỉ trong vòng 14 ngày tại tòa Thị chính nơi mới đến
(2) Ðăng ký con dấu
Nếu cần, Bạn xin đăng ký con dấu ở tòa Thị chính nơi mới dọn đến
(3) Ðối với những người đang vào bảo hiểm y tế quốc dân hay hưu trí quốc dân
Hãy đến tòa Thị chính nơi mới đến làm đơn xin gia nhập
(4) Bằng lái xe hơi
Mang theo bất cứ giấy tờ có thể xác minh được địa chỉ mới đến sở cảnh sát hay nơi đổi bằng lái để làm thủ tục
đổi địa chỉ. Nếu chuyển từ tỉnh khác đến còn cần thêm 1 tấm hình (3cm x 2.4cm)
(5) Thủ tục nhập trường (tiểu học, trung học)
Sau khi làm xong thủ tục đăng ký cư trú, đến làm đơn xin nhập trường ở khâu giáo dục của tòa Thị chính
# Chú ý1: Tùy theo thành phố làng xã mà nơi xin, cách xin, tên gọi.v.v.. có thể sẽ khác nhau. Muốn biết thêm chi tiết xin hỏi ở tòa Thị chính nhưng nên nhờ người biết tiếng Nhật

CÁCH TÌM VÀ THUÊ NHÀ
* Nhà cho thuê của tư nhân
Nếu muốn tìm nhà cho thuê của tư nhân thì nhờ qua trung gian của văn phòng bất động sản là tiện nhất. Văn phòng bất động sản thường đặt ở gần nhà ga. Bạn có thể cho họ biết yêu cầu của mình (tiền nhà, rộng hẹp, phương tiện giao thông.v.v...) và họ sẽ tìm nhà thích hợp với yêu cầu của Bạn.
Khi thuê nhà, ngoài tiền nhà ra Bạn còn phải đóng tiền cọc, tiền cảm tạ, tiền môi giới cho văn phòng bất động sản. Tổng cộng hết thì số tiền này bằng khoảng từ 5 - 6 tháng tiền nhà.
Khi làm hợp đồng thuê nhà, theo nguyên tắt cần phải có người bảo lãnh
* Shikikin = Tiền cọc
Shikikin là tiền mà chủ nhà tạm thời giữ. Thường thì tiền cọc bằng từ 1 đến 3 tháng tiền nhà. Tiền đó dùng để sửa chữa lại nhà khi Bạn trả nhà hoặc trừ vào số tiền nhà thiếu. Nếu trừ những khoản này rồi mà vẫn còn dư thì được trả lại.
* Reikin = Tiền cảm tạ
Reikin là tiền trả cho chủ nhà. Thường thì bằng từ 1 đến 2 tháng tiền nhà. Tiền này không được trả lại.
* Chukairyo = Tiền môi giới
Chukairyo là tiền cho văn phòng bất động sản đã giới thiệu nhà cho mình. Thườøng thì tương đương với 1 tháng tiền nhà.
* Chung cư chính phủ
Tỉnh hay thành phố làng xã đều có chung cư cho những người gặp khó khăn về nhà cửa. Có thời điểm làm đơn xin vào.
Chung cư chính phủ rất có nhiều người muốn thuê cho nên cần phải rút thăm. Nếu không trúng thì không thể vào ở. Cũng có loại nhà không cần rút thăm vẫn thuê được.
Chung cư chính phủ không cho người có thu nhập cao thuê và có hạn chế thu nhập

HIỀN QUANG Theo (Nhatban.net.vn)

Thu nhập làm thêm của du học sinh tại Nhật bản


thu nhap vua hoc vua lam, thu nhập vừa học vừa làm, thu nhập vừa học vừa làm của du học sinh, thu nhap vua hoc vua lam cua du hoc sinh, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh tại nhật bản, thu nhập làm thêm của du học sinh tại nhật bản, thu nhap lam them cua du hoc sinh tai nhat, thu nhập làm thêm,
viec lam tai nhatBạn muốn làm việc ở đâu tại Nhật bản, công ty hay xí nghiệp nào hộ đều đánh giá năng lực làm việc thật sự của bạn mà họ trả mức thu nhập cho bạn theo năng lực ấy là điều hiển nhiên. Ở Việt Nam cũng vậy, người học hết chương trình Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao học thì chỉ tương đối thấp so với nhu cầu tuyển dụng của các công ty lớn tại Việt Nam. Ngoài ra với chương trình giáo dục ở Việt Nam còn quá xa vời với các nước tiên tiến.
Như vậy mà hằng năm Việt Nam không biết bao nhiêu chất xám phải chảy ra nước ngoài, phần còn lại về làm việc phục vụ quê hương, vì thế mà tay nghề lao động tại Việt Nam cho dù ở cấp độ nào vẫn không theo kịp với các nước.Ngày nay, các công ty làm ăn ở Việt Nam ngày càng chọn đúng hướng đi cho sự phát triển của mình, họ biết chọn người làm, chọn đúng vị trí công việc cho người lao động có tay nghề cao, dù họ trả lương rất cao cho người lao động cần tuyển vào còn hơn trả mức lương thấp mất công sức, tiền của mà hiệu quả công việc người đó đem lại không như ý muốn.
Để đạt được mục tiêu của nhà tuyển dụng trả lương cao như mong muốn, nên nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên đang học tại các trường Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học tại Việt Nam đã nhìn nhận dần dần đúng hướng của nhà tuyển dụng yêu cầu. Vì giáo dục tại Việt Nam so với các nước thấp nên con đường tốt nhất là du học. Qua đây, chúng tôi giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên chương trình Du Học Nhật Bản mà sau khi các bạn hoàn thành chương trình du học của mình rồi về làm việc với thu nhập bao nhiêu 1 tháng của mình nhé!

Thu nhập làm thêm tại nhật bản

Choáng với lương làm thêm của du học sinh tại Nhật
Một số du học sinh tại Nhật chia sẻ rằng, sau kỳ nghỉ, nếu làm việc thật chăm chỉ và biết tiết kiệm, có khi sẽ kiếm được gần 40 triệu VNĐ một tháng.
Đối với sinh viên đi du học thì việc đi làm thêm dường như đã trở thành một điều tất yếu. Bởi đi làm không chỉ giúp sinh viên trang trải được cuộc sống nơi xứ người, mà còn là cơ hội, điều kiện để tiếp xúc thực tế với đời sống của người bản xứ. Đất nước mặt trời mọc này ngày càng được các bạn lựa chọn làm điểm đến để học tập. Nếu so với những nước khác thì cuộc sống của người Nhật khá đắt đỏ. Tuy nhiên, không vì thế mà nhiều bạn lại từ bỏ đam mê du học của mình. Nhiều sinh viên đi theo dạng tự túc hoặc học bổng, sau khi qua Nhật ổn định tình hình chỗ ở thì bắt tay vào tìm kiếm việc làm. Tùy vào điều kiện của từng người mà có bạn qua đó được 1 tháng thì đi làm, có bạn đến 3, 4 tháng sau mới có việc.
Việc đi làm thêm ở Nhật khá hấp dẫn với sinh viên, các bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp. Lương làm thêm ở Nhật tính theo giờ, trung bình 700 – 1.200 Yên/giờ, tương đương với 180.000 đồng – 320.000 đồng. Bạn có thể làm 4 tiếng 1 ngày nhưng không được quá 28 tiếng 1 tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Đây cũng là một trong những tiêu cực khi sinh viên đi làm thêm.
Tại một số thành phố lớn như Tokyo, Osaka… mức lương thường cao hơn. Tuy cao nhưng đa số các bạn cũng chỉ đủ sống tại đó. Giá cả và mức lương phụ thuộc vào mức độ gần hay xa trung tâm thành phố. Dù mức sống ở Nhật khá đắt đỏ, nhưng nếu chịu khó đi làm thêm và tích góp thì ngoài việc tự trả học phí, tiền sinh hoạt thì có khá nhiều bạn để dành dụm gửi tiền về nhà.
Minh Tuấn, 20 tuổi, đang là sinh viên của trường ĐH Phúc Lợi Nagoya cho biết: “Việc làm thêm ở đây khá đa dạng, tùy thuộc vào năng lực của bạn là N3, N2, N1 mà có những mức lương khác nhau. Nếu bạn có N2, thì xin việc làm dễ dàng hơn, bạn có thể kiếm trên 1.500 Yên/giờ. Còn nếu bạn có N1, nghĩa là trình độ giao tiếp của bạn bây giờ đã như người bản xứ, thì bạn có thể làm phiên dịch tại các công ty, hội nghị… với mức 3.000 Yên/giờ. Vậy nên, nếu muốn tìm cho mình một công việc lương cao thì yếu tố năng lực tiếng Nhật của bạn phải tốt. Trung bình 1 tháng thì bạn có thể làm trên 2.000$”.
Ở một số nước, người ta cấm không cho sinh viên đi làm thêm, điều này rất là bất tiện. Tuy nhiên, ở Nhật thì lại khá thoáng, chính phủ Nhật tạo mọi điều kiện để bạn có thể đi làm thêm. Theo quy định chung thì sinh viên không được đi làm quá 28 tiếng 1 tuần và phải có giấy phép của cơ quan xuất nhập cảnh. Nhưng bạn đừng có lo, khi học ở trường, ta sẽ được nhà trường tạo điều kiện để bạn đi làm, sẽ cấp giấy phép cho bạn đi. Bên cạnh đó thì bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ tốt nhất.
Một kinh nghiệm được bật mí nữa là người Nhật rất trọng chữ tín. Vì thế bạn sẽ có lợi khi được người quen giới thiệu. Mới đi làm ban đầu, bạn nên chăm chỉ đi làm vào các ngày cuối tuần. Bình thường cuối tuần, bạn có thể làm nhiều hơn và lương cũng nhỉnh hơn. Vào các dịp lễ, tết, các bạn sinh viên thường ở lại mà không về. Đây là cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn, lương vào các ngày lễ cũng tăng gấp 2, 3 lần so với bình thường. Sau một kỳ nghỉ nhiều bạn có thể kiếm được vài trăm ngàn Yên, khoảng 300.000 Yên là gần 80 triệu Việt Nam đồng. Đây quả là một số tiền không nhỏ với sinh viên.
Nhiều bạn vừa đi học vừa đi làm đã có đủ khả năng trang trải toàn bộ học phí của mình mà không cần đến gia đình. Một số bạn dành dụm mỗi tháng được khoảng 20 triệu, đó là trừ ra toàn bộ sinh hoạt phí. Lương ở Nhật khá cao, nhưng cái giá của nó cũng không hề rẻ chút nào, bạn phải làm cật lực và thật chăm chỉ. Người Nhật đánh giá tính nghiêm túc và kỷ luật khá nghiêm khắc nhưng họ cũng đánh giá cao khả năng cố gắng của bạn. Giỏi tiếng Nhật là một lợi thế để xin việc với mức lương cao.
Tìm hiểu vừa học vừa làm tại Nhật bản: http://duhochienquang.com/viec-lam-tai-nhat-ban/399-du-hoc-nhat-ban-vua-hoc-vua-lam.html
Tìm hiểu điều kiện đi du học Nhật bản hệ Cao đẳng, Đại học: http://duhochienquang.com/thu-tuc-du-hoc-nhat-ban/419-dieu-kien-hoc-cao-dang-dai-hoc-o-nhat-ban.html